-
-
-
Tổng cộng:
-
VIỆT NAM ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
Đề án “Ứng dụng viễn thám phục vụ phát triển kinh tế - xã hội” đang được Cục Viễn thám quốc gia xây dựng với mục tiêu ứng dụng viễn thám hiệu quả trong các ngành, lĩnh vực đáp ứng yêu cầu chính phủ điện tử, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về viễn thám.
Ứng dụng công nghệ viễn thám phục vụ phát triển kinh tế xã hội
Việt Nam đồng thời đẩy mạnh ứng dụng công nghệ viễn thám phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đưa công nghệ viễn thám trở thành một công cụ hữu dụng phục vụ công tác quản lý, giám sát đa ngành, đa lĩnh; cơ sở dữ liệu ảnh viễn thám quốc gia phục vụ chia sẻ cho các bộ, ngành, địa phương; phục vụ các nhiệm vụ giám sát đa ngành, đa lĩnh vực sử dụng tư liệu viễn thám; đảm bảo giám sát bề mặt Trái đất trên lãnh thổ Việt Nam bằng công nghệ viễn thám phục vụ khai thác, sử dụng có hiệu quả các giá trị, tiềm năng phát triển ngành, lĩnh vực; Cung cấp các thông tin cập nhật về hiện trạng, diễn biến khai thác, sử dụng góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Trong tất cả các lĩnh vực, sản phẩm công nghệ viễn thám để xây dựng, cập nhật, hoàn thiện cơ sở dữ liệu viễn thám quốc gia chia sẻ, dùng chung phục vụ phát triển kinh tế - xã hội: Ứng dụng viễn thám đối với các hoạt động lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp; Ứng dụng viễn thám về quy hoạch xây dựng và quản lý phát triển theo quy hoạch (quy hoạch đô thị; dự báo và thiết kế quy hoạch; đánh giá quá trình đô thị hóa tại Việt Nam và đề xuất các giải pháp cải tạo môi trường đô thị...); Ứng dụng viễn thám về giao thông vận tải; ứng dụng viễn thám về công thương (đánh giá tiềm năng điện gió/ năng lượng mặt trời) và các hoạt động khác.
Đề án hoàn thành sẽ tạo lập được hệ thống cho phép kịp thời cập nhật các thông tin, dữ liệu giám sát bằng viễn thám nhằm chia sẻ, khai thác thông tin, dữ liệu không gian thuận tiện, giữa các bộ, ngành, địa phương, tạo cơ hội cho người dân tiếp cận gần hơn với các thông tin, dữ liệu, góp phần đảm bảo sinh kế và phát triển bền vững.
Giám sát chất lượng không khí sử dụng ảnh viễn thám kết hợp cảm biến để
Các nhà nghiên cứu thuộc Trường Đại học Bách khoa TPHCM đã phát triển thành công hệ thống giám sát các chỉ số liên quan đến chất lượng không khí bằng cách kết hợp dữ liệu thu được từ các cảm biến đo đạc với phân tích ảnh viễn thám.
TPHCM đang đối mặt với nhiều vấn đề như ô nhiễm không khí do khí thải các phương tiện giao thông, tình trạng ngập nước, tình hình các dịch bệnh theo mùa như sốt xuất huyết, … Trong lĩnh vực môi trường, công tác quan trắc chất lượng không khí đã được một số sở, ngành TPHCM thực hiện từ nhiều năm trở lại đây với hàng loạt công cụ, giải pháp cụ thể. Tuy nhiên, Thành phố chưa có một hệ thống cảnh báo rủi ro hoàn chỉnh, tổng thể, để cung cấp đầy đủ thông tin về số liệu quan trắc chất lượng không khí ở chế độ thời gian thực cho các đơn vị quản lý. Hiện việc dữ liệu không đồng nhất và không thường xuyên cập nhật cũng làm công tác dự báo gặp khó khăn.
Đề tài "Hệ thống bản đồ cảnh báo rủi ro (hazard map system) dùng các cảm biến năng lượng thấp và dữ liệu viễn thám" đã được xây dựng trong bối cảnh đó.
Kết quả sau gần hai năm, nhóm tác giả đã thiết kế, chế tạo được các cảm biến giao tiếp không dây, có khả năng tự động thu thập thông tin về môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, nồng độ bụi mịn PM 2.5, CO, CO2, Formandehit, sau đó gửi về các cảm biến trung tâm và từ đây chuyển dữ liệu về máy chủ qua điện toán đám mây.
Geolink tổng hợp từ RSC