-
-
-
Tổng cộng:
-
Ứng dụng ảnh viễn thám trong quản lý tài nguyên môi trường nước
Công nghệ viễn thám trong quản lý tài nguyên môi trường luôn là phương án thiết thực và tối ưu đạt hiệu quả cao nhất. Với ưu điểm có thể chụp ảnh ở mọi điều kiện khắc nghiệt của khí quyển, ứng dụng ảnh viễn thám ngày càng quan trọng trong Quản lý tài nguyên môi trường nước
Vệ tinh SMOS đo độ ẩm đất và độ mặn đại dương
Trong chu trình nước toàn cầu, độ ẩm của đất đóng vai trò quan trọng vì nó kiểm soát sự phát triển của thảm thực vật ở mức độ lớn. Hiện nay, các dữ liệu đo được độ ẩm của đất đang cần tăng lên để phục vụ tìm hiểu về chu trình của nước biển.
Tuần hoàn đại dương góp phần quan trọng trong việc điều tiết khí hậu, ví dụ, vận chuyển nhiệt từ xích đạo đến các cực. Do đó độ mặn đại dương là một trong những biến số quan trọng để theo dõi và mô hình hóa lưu thông đại dương.
Vệ tinh SMOS thể hiện một kỹ thuật đo lường mới bằng cách áp dụng một cách tiếp cận hoàn toàn khác trong lĩnh vực quan sát trái đất từ không gian. Vệ tinh có khả năng thu được cả độ ẩm của đất và độ mặn của đại dương bằng cách chụp các hình ảnh của bức xạ vi sóng phát ra xung quanh tần số 1,4 GHz (băng tần L). SMOS sẽ mang theo máy đo phóng xạ giao thoa kế đầu tiên, quay quanh không gian, truyền qua không gian.
Ngoài ra ảnh vệ tinh đã được sử dụng để khảo sát và thành lập bản đồ nhạy cảm môi trường dải ven biển với mục đích phòng chống dầu tràn.
Điều tra, giám sát tài nguyên môi trường nước
Tài nguyên nước bao gồm cả nước mặt và nước ngầm, để phục vụ mục đích quản lý và khai thác phải có sự giám sát phân bố các đối tượng thủy văn và các nguồn nước ngầm, qua đó xác định được khối lượng và chất lượng diễn biến theo mùa, theo thời gian. Các hiện tượng thủy văn có liên quan như lũ lụt, nhiễm mặn, biến động lòng sông, ao hồ.
Ảnh vệ tinh được sử dụng chuyên cho mục đích kiểm kê các nguồn nước mặt, qua công tác hiện chỉnh bản đồ địa hình, ảnh vệ tinh là tài liệu chính dùng để cập nhật mạng lưới thủy văn bao gồm sông, suối, kênh mương, các hồ chứa nước và hồ, đầm, ao.
Về mặt nước ngầm, các nhà địa chất – thuỷ văn đã tiến hành một số thử nghiệm sử dụng ảnh vệ tinh kết hợp với các phương pháp truyền thống để điều tra, thành lập bản đồ nước ngầm.
Nguồn Geolink tổng hợp từ Cục viễn thám quốc gia, Landsat