Kiến thức

Nhu cầu ứng dụng công nghệ GIS trong quản lý dịch tễ

03/02/2021 GeoLink Thu Giang 0 Nhận xét

Hiện trạng quản lý dịch tễ

Tình hình dịch tễ (dịch bệnh gia súc, gia cầm và công tác thú y) ngày càng diễn biến phức tạp, gây ra những tác hại không nhỏ tới nền kinh tế, tới môi trường sống, sức khoẻ của con người và cộng đồng. Dịch bệnh gây ra thiệt hại trực tiếp cho người chăn nuôi, làm mất cân đối về cung và cầu thực phẩm trên thị trường, ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Không những thế, dịch cúm gia cầm còn gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ cộng đồng, đến môi trường sống và trong một số trường hợp dẫn đến thiệt hại nhân mạng, đe doạ sự ổn định của kinh tế-xã hội và tiềm ẩn nguy cơ trở thành đại dịch cúm của con người.

Khi xảy ra dịch, các cấp quản lý ở địa phương cũng như ở trung ương rất thiếu thông tin cần thiết cho việc đánh giá tình hình hiện trạng, mức độ nguy hiểm đang tiềm ẩn để có biện pháp xử lý, phòng hoặc chống kịp thời.

Ngoài việc chưa có được một hệ thống tổ chức điều tra, thu thập thông tin hoàn chỉnh, chúng ta còn thiếu cả phương tiện lưu trữ, xử lý thông tin, hiệu quả khai thác thông tin thấp. Khi cần xây dựng một bản đồ hiện trạng về dịch bệnh, cán bộ thú y phải sử dụng bản đồ giấy và phương pháp tô màu cũ để thể hiện. Tất nhiên, với cách làm như vậy, bản đồ không thể kịp thời phản ánh đúng tình hình diễn biến trong thực tế.

Đây là hệ quả của việc thiếu một hệ thống thông tin hiện đại để lưu trữ các loại thông tin điều tra thu thập được, xử lý chúng một cách nhanh chóng, kịp thời và trong nhiều trường hợp có thể đưa ra những ý kiến tư vấn cho các nhà quản lý.

Do vậy, nhu cầu ứng dụng công nghệ GIS vào quản lý và giám sát trong lĩnh vực chăn nuôi và dịch tễ trong thời điểm hiện nay là rất cần thiết, Hệ thống GIS giám sát và quản lý dịch tễ và Hệ thống GIS cảnh báo dịch tễ được xây dựng nhằm phục vụ nhu cầu kiểm soát và quản lý dịch tễ của nhiều đối tượng người dùng, đó là: Các nhà quản lý tại các cơ quan Quản lý nhà nước (cụ thể là tại các Chi cục Thú y) để phục vụ cho công tác quản lý dịch tễ trên địa bàn, và các công ty kinh doanh chuyên về thức ăn gia súc và thức ăn chăn nuôi.

Ưu điểm khi ứng dụng công nghệ GIS trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y

  • Cập nhật, lưu trữ số liệu điều tra về tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm, kết quả tiêm phòng dịch trong các đợt tiêm, số liệu gia súc bị lở mồm, long móng hay gia cầm bị dịch cúm trong các cụm dân cư, trại nuôi, trại giống khi có dịch xảy ra. Số liệu được cập nhật thông qua các đối tượng địa lý trên bản đồ, được tích luỹ dần theo thời gian để theo dõi diễn biến của tình hình chăn nuôi, tiêm phòng và dịch bệnh cho từng cụm dân cư, từng xã, từng huỵện hay cả một tỉnh;
  • Xây dựng bản đồ hiện trạng chăn nuôi, bản đồ kết quả tiêm phòng hay bản đồ dịch bệnh (bản đồ dịch tễ) căn cứ vào số liệu được nhập vào cơ sở dữ liệu.
  • Biên tập, bổ sung các đối tượng địa lý vào bản đồ, như trại nuôi, trại giống, lò mổ, chợ mua bán gia súc, gia cầm, bãi chăn thả, điểm tiêu hủy vật nuôi bị dịch…
  • Kết xuất các loại báo cáo tổng hợp, thống kê dưới dạng bảng biểu, dạng biểu đồ.

Nguồn Geolink tổng hợp từ Vietgis 

popup

Số lượng:

Tổng tiền: