-
-
-
Tổng cộng:
-
Lịch sử phát triển vệ tinh thời tiết
Khái niệm Vệ tinh thời tiết?
Vệ tinh thời tiết là một loại vệ tinh nhân tạo được dùng chủ yếu để quan sát thời tiết và khí hậu trên Trái Đất. Các vệ tinh thời tiết không chỉ quan sát được mây và các hệ mây mà nó còn có thể quan sát được ánh sáng của thành phố, các vụ cháy, ô nhiễm, cực quang, cát và bão cát, vùng bị tuyết bao phủ, bản đồ băng, hải lưu, năng lượng lãng phí… và các thông tin môi trường khác được thu thập bởi vệ tinh thời tiết. Các Vệ tinh thời tiết này có thể quay quanh cực hoặc quanh đường xích đạo.
Lịch sử phát triển của vệ tinh thời tiết
Từ năm 1946, ý tưởng về các camera quay theo quỹ đạo để quan sát thời tiết đã được phát triển. Điều này là do phạm vi quan sát dữ liệu yếu ớt và chi phí sử dụng tên lửa quan sát thời tiết quá tốn kém cho mỗi lần quan sát. Đến năm 1958, các nguyên mẫu ban đầu cho TIROS và Vanguard đã được tạo ra.
Vệ tinh đầu tiên Vanguard 2 được phóng vào ngày 17 tháng 2 năm 1959. Nó được thiết kế để đo sự che phủ của mây, tuy nhiên, do trục quay không chính xác nên không thu thập được nhiều dữ liệu có ích.
Vệ tinh thành công đầu tiên là TIROS-1, được phóng bởi NASA vào ngày 1 tháng 4 năm 1960. TIROS hoạt động trong 78 ngày và được chứng minh là thành công hơn nhiều so với Vanguard 2. TIROS mở đường cho nhiều Vệ tinh thời tiết cao cấp hơn trong tương lai, trong đó có chương trình Nimbus.
Vệ tinh Nimbus 3 được bắt đầu vào năm 1969, thông tin nhiệt độ qua cột tầng đối lưu từ phía đông Đại Tây Dương và hầu hết Thái Bình Dương, dẫn đến những cải thiện đáng kể cho dự báo thời tiết.
Từ cuối những năm 1960 trở đi, các vệ tinh quay quanh cực ESSA và NOAA bắt đầu được vận hành. Các vệ tinh địa tĩnh theo sau, bắt đầu với các vệ tinh loại ATS và SMS vào cuối thập niên 60 và đầu thập niên 70 của thế kỷ XX, sau đó tiếp tục với loại GOES từ những năm 1970 trở đi.
Các vệ tinh quay quanh cực như QuikScat và TRMM bắt đầu chuyển thông tin gió gần bề mặt đại dương bắt đầu từ cuối những năm 1970, với hình ảnh vi sóng giống như màn hình radar, giúp cải thiện đáng kể các dự đoán về sức mạnh của bão nhiệt đới, cường độ và vị trí trong những năm 2000 và 2010.
Nguồn Geolink tổng hợp từ Wikipedia