-
-
-
Tổng cộng:
-
ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ- XÃ HỘI
Hiện nay, việc xác định xu hướng các vấn đề môi trường chính cũng như công tác giám sát môi trường trong đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) chủ yếu dựa theo phương pháp truyền thống. Đó là dựa trên phân tích chuỗi số liệu thống kê về các chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội và môi trường để nhận định xu hướng các vấn đề môi trường chính trong quá khứ. Giai đoạn triển khai chiến lược, quy hoạch, kế hoạch (CQK) phần lớn là định tính, thiếu định lượng, việc sử dụng phương pháp ảnh viễn thám và GIS trong ĐMC chưa phổ biến. Nghiên cứu quy trình ứng dụng viễn thám và GIS để dự báo, đánh giá diễn biến của một số vấn đề môi trường chính trong việc xây dựng, theo dõi và giám sát đánh giá môi trường chiến lược của Bắc Ninh đã chỉ ra ưu điểm của phương pháp viễn thám và GIS trong lĩnh vực này.
Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) đã trở thành công cụ quan trọng nhằm mục tiêu phát triển bền vững của các dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch (CQK). Trong ĐMC, có nhiều nội dung cần phải thực hiện, trong đó, có những nội dung quan trọng là: Đánh giá các tác động và tác động ích lũy của các dự án thành phần. Để thực hiện các nội dung trên đây, cho đến nay, có nhiều phương pháp sử dụng trong ĐMC như phương pháp danh mục kiểm tra (Checklist), ma trận tác động (Matrix impact), phân tích xu hướng và ngoại suy (Trend analysis and extrapolation), mô hình (Modelling), phương pháp Delphi… Mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm và điều kiện ứng dụng riêng, tuy vậy, đa số các phương pháp trên đây thường chỉ đưa ra các nhận định định tính, chủ quan (Subjective).
Ở Việt Nam, chưa có CQK nào sử dụng viễn thám và GIS trong các nội dung ĐMC nói chung và sử dụng viễn thám và GIS như một công cụ để phân tích các tiêu chí lựa chọnphương án tối ưu và đánh giá tác động tích lũy, nói riêng.
Do vậy, Đề tài "Nghiên cứu cơ sở khoa học ứng dụng viễn thám và GIS để dự báo, đánh giá diễn biến của một số vấn đề môi trường chính trong việc xây dựng, theo dõi và giám sát đánh giá môi trường chiến lược của địa phương” được thực hiện với mục đích là nghiên cứu ứng dụng ảnh viễn thám và GIS để xác định xu hướng các vấn đề môi trường chính, giám sát môi trường cho CQK đảm bảo các yêu cầu (thời gian, tần suất, vị trí và đối tượng giám sát), đồng thời phản ánh kịp thời các bất cập trong quá trình triển khai CQK đến TN&MT để điều chỉnh kịp thời các giải pháp hạn chế tác động bất lợi đến các thành phần môi trường trong quá trình triển khai CQK.
Ứng dụng GIS và viễn thám trong quá trình thực hiện ĐMC
Dự báo, đánh giá diễn biến một số vấn đề môi trường chính của Bắc Ninh ứng dụng GIS và viễn thám
Tỉnh Bắc Ninh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và là cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội, nằm trong phạm vi từ 20058’ đến 21016’ vĩ độ Bắc và 105054’ đến 106019’ kinh độ Đông, phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Tây và Tây Nam giáp thủ đô Hà Nội, phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên, phía Đông giáp tỉnh Hải Dương. Thành phố Bắc Ninh cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 30 km, cách sân bay Quốc tế Nội Bài 45 km, cách Hải Phòng 110 km, đến năm 2022 Bắc Ninh sẽ trở thành một thành phố trực thuộc Trung ương, đến năm 2030 phấn đấu trở thành thành phố có nền công nghiệp nên việc kiểm soát ô nhiễm không tốt sẽ kéo theo ô nhiễm môi trường gia tăng. Ngoài ra, tỉnh Bắc Ninh bị ảnh hưởng bởi nguồn phát thải từ bên ngoài như: Phía Đông có cụm công nghiệp Phả Lại, tỉnh Hải Dương (nhà máy nhiệt điện Phả Lại 1,2, Nhà máy thủy tinh Phả Lại); phía Bắc có nhà máy phân dạm Hà Bắc thuộc tỉnh Bắc Giang xả thải ra sông Thương; cụm công nghiệp Thái Nguyên xả thải ra thượng nguồn sông Cầu, hạ lưu sông Cầu thuộc ranh giới của tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang nên nguy cơ ô nhiễm không khí, đất, nước của tỉnh Bắc Ninh là khó tránh khỏi nếu không có các giải pháp kiểm soát. Vì vậy, Đề tài lựa chọn tỉnh Bắc Ninh để ứng dụng, các thông số được lựa chọn để thực hiện như Bảng 1:
Các thông số được lựa chọn để để sử dụng ảnh viễn thám và GIS
TT |
Vấn đề môi trường chính của Quy hoạch |
Thông số lựa chọn để sử dụng ảnh viễn thám và GIS |
1 |
*Đánh giá xu thế: Ô nhiễm, suy giảm chất lượng môi trường (đất, nước, không khí) |
- Chất lượng đất: Các kim loại trong đất; Suy thoái đất: Biến động sử dụng đất công nghiệp, diện tích các khu xử lý CTR - Chất lượng nước: WQI (độ đục, TSS, COD, BOD). - Chất lượng không khí: AQI (CO, NO2, SO2, O3 và bụi) |
2 |
*Giám sát: |
|
|
Ô nhiễm, suy giảm chất lượng môi trường (đất, nước, không khí) |
- Chất lượng nước: WQI (độ đục, TSS, COD, BOD). - Chất lượng không khí: AQI (CO, NO2, SO2, O3 và bụi) |
|
Tài nguyên đất |
Biến động lớp phủ |
|
Phát sinh chất thải rắn |
- Diện tích, Quy mô, tính chất các khu xử lý chất thải rắn |
3 |
Thu hẹp diện tích, thay đổi cấu trúc, chức năng, dịch vụ sinh thái |
- Diện tích các hệ sinh thái: Rừng, đất ngập nước, hệ sinh thái nông nghiệp |
Kết quả thử nghiệm cho thấy sử dụng GIS, viễn thám để đánh giá chất lượng và xu thế môi trường không khí, nước, đất của Bắc Ninh phù hợp với số liệu quan trắc trong những năm gần đây, tập trung chủ yếu các khu vực tuyến quốc lộ 18, 1B, các khu/cụm công nghiệp, làng nghề, khu vực giáp với Phả Lại thuộc các huyện: Quế Võ, Yên Dũng, Lương Tài, chất lượng nước các các sông: Đuống, Cầu.
Kết quả: Phương pháp sử dụng viễn thám và GIS để đánh giá xu hướng các vấn đề môi trường chính và thực hiện giám sát TN&MT trong quá trình triển khai CQK có nhiều ưu điểm nổi trội. Để hoàn thiện các nghiên cứu việc sử dụng ảnh viễn thám và GIS cho đánh giá xu thế và giám sát các vấn đề môi trường chính cho CQK cần phải mở rộng thêm phạm vi về thời gian và không gian, có tính đến các tác động từ bên ngoài vùng nghiên cứu để có được kết quả toàn diện hơn.
Geolink tổng hợp từ Tạp Chí Môi Trường