-
-
-
Tổng cộng:
-
Công nghệ GIS hỗ trợ quản lý quang hóa trong kỷ nguyên Giga Internet và Mobile 5G
Nhu cầu và khả năng mở rộng của Hạ tầng cáp quang
Công nghệ thế giới đang chuyển đổi vô cùng mạnh mẽ kéo theo những yêu cầu về cải thiện khả năng kết nối và tốc độ xử lý của mạng Internet. Yếu tố thiết yếu hỗ trợ cho những bước cải tiến mới về truy cập và nhu cầu kết nối Internet là hạ tầng cáp quang mật độ cao. Giải pháp Deep fiber hiện được các nhà mạng lựa chọn triển khai để cung cấp dịch vụ tốt hơn cho khách hàng bởi hỗ trợ tốc độ kết nối nhanh cho nhiều khách hàng hộ gia đình hơn, nhiều khách hàng doanh nghiệp hơn và hàng ngàn các trạm thu phát sóng di động thế hệ mới, các điểm truy cập 4G và 5G.
Dựa trên nhu cầu hiện tại, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông sẽ triển khai thêm nhiều trạm thu phát sóng di động nhỏ, các điểm truy cập tại nhà và công cộng trên băng tần cao hơn hiện tại với bán kính phủ sóng được tính theo đơn vị m (mét) thay vì Kilomet. Các điểm truy cập tại nhà và nơi công cộng phải đáp ứng kết nối băng thông rộng tốc độ cao đến các khách hàng hộ gia đình và doanh nghiệp.
Với việc sử dụng công nghệ kết nối mạng quang thụ động tốc độ Gigabit (GPON – Gigabit-capable Passive Optical Networks) mà thiết bị đầu cuối đường dây (OLT – Optical Line Terminal) và các thiết bị đầu cuối quang (ONT – Optical Network Terminer) hoặc khối mạng quang (ONU – Optical Network Unit) đặt tại phía khách hàng thuộc về các nhà cung cấp khác nhau, một cổng GPON hiện tại có thể cung cấp dịch vụ Internet cho 128 thuê bao với tốc độ đường xuống (downlink) đến 2.5Gbps và tốc độ đường lên (uplink) 1Gbps.
Có thể thấy rằng, các thuê bao Internet hiện tại đang được cung cấp tốc độ kết nối từ 30Mbps cho đến hàng trăm Mbps. Trong lộ trình phát triển tiếp theo, chuẩn GPON sẽ được nâng cấp thành XGS-PON và có thể truyền tải với tốc độ 10Gbps trên đường downlink. Với sự nâng cấp này, kỷ nguyên Giga Internet đang đến rất gần với tất cả mọi người.
Chất lượng dịch vụ tốt hơn và ổn định hơn
Chất lượng kết nối của cáp quang rĩ ràng cung cấp tốt hơn so với cáp đồng do cáp đồng dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường, đặc biệt là những nơi có thời tiết ẩm vào mùa mưa. Không những vậy, kết quả quan trọng nhất việc chuyển hóa quang mang lại chính là sự kiểm soát toàn bộ các tiến trình liên lạc giữa OLT và ONT.
Kết quả nghiên cứu, phát triển cuối cùng là các ghi chép thời gian thực và tiến trình không những được giám sát mà còn được phân tích thông qua hệ thống Dữ liệu lớn và Học máy để phát hiện, dự đoán và phòng ngừa các lỗi ảnh hưởng đến khách hàng. Cũng vì lý do đó mà tính sẵn sàng của hạ tầng mạng cáp quang luôn luôn đạt trên 99.8% và cao hơn cả chuẩn KPI viễn thông thông thường.
GIS hỗ trợ quản lý cáp quang và triển vọng
Thách thức đặt ra là càng nhiều tuyến cáp quang được triển khai, việc quản lý sẽ càng trở nên khó khăn hơn. Các thành phần của hạ tầng mạng cáp quang đều là thụ động nên không thể giám sát trực tuyến hay được tự động kiểm soát. Do vậy, giải pháp bản đồ số GIS (Geographic Information System) mạnh mẽ trong việc quản lý cáp quang sẽ được nghiên cứu và phát triển trong thời gian sớm nhất. Hơn nữa, ứng dụng kết nối vạn vật bao gồm RFID và mã QR sẽ được áp dụng cho tất cả thành phần thụ động để chuyển chúng sang chủ động và được giám sát trên hệ thống.
Chia sẻ hạ tầng bao gồm: Đường ống, cống rãnh, trụ cột, đặc biệt là sợi cáp quang, cho phép các nhà khai thác mạng viễn thông có cơ hội chia sẻ cơ sở hạ tầng thụ động và triển khai cơ sở hạ tầng của họ trên lớp cung cấp các dịch vụ. Vì vậy, API giữa hệ thống quản lý cáp quang của các nhà cung cấp dịch vụ cần phải được định nghĩa và nghiên cứu phát triển ngay từ bây giờ.
Geolink tổng hợp từ Techinsight