Báo cáo

BÁO CÁO ĐỀ ÁN ỨNG DỤNG GIS VÀ VIỄN THÁM TRONG QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ SỬ DỤNG HỢP LÝ HÀNH LANG BỜ BIỂN VIỆT NAM - P3

28/12/2021 GeoLink Thu Giang 0 Nhận xét

V. Báo cáo đề xuất giải pháp khai thác, sử dụng bền vững hành lang bờ biển của tỉnh
- Đề xuất giải pháp khai thác sử dụng bền vững hành lang bảo vệ bờ biển Bắc bộ
+ Khai thác, sử dụng hành lang bảo vệ bờ biển cho mục đích du lịch và dịch vụ biển
+ Khai thác hành lang bờ biển cho xây dựng hạ tâng cảng biển và hàng hải
+ Khai thác hành lang bảo vệ bờ biển cho mục đích đánh bắt và nuôi trồng thủy sản
+ Khai thác hành lang bảo vệ bờ biển cho phát triển khu kinh tế và công nghiệp ven biển
+ Đảm bảo quốc phòng, an ninh, quyền và lợi ích quốc gia trên biển trong khai thác, sử dụng hành lang bảo vệ bờ biển
+ Bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ môi trường trong khai thác sử dụng hành lang bảo vệ bờ
- Đề xuất giải pháp khai thác sử dụng bền vững hành lang bảo vệ bờ biển tỉnh Nam Định
+ Khai thác, sử dụng hành lang bảo vệ bờ biển đoạn 1: hành lang bảo vệ bờ biển đoạn 1 trên địa bàn của Vườn quốc gia xuân thủy thuộc địa bàn các xã Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân và Giao Hải


Hình 9. Điều kiện tự nhiên khu vực đoạn 1

Các hoạt động khai thác, sử dụng hành lang bờ biển nên khuyến khích ở đoạn hành lang bờ biển này bao gồm: Du lịch sinh thái. Tuy nhiên cần phải kiểm soát tốt các hoạt động này tránh ảnh hưởng đến hệ sinh thái tự nhiên; Hoạt động nuôi trồng thủy sản kết hợp bảo tồn rừng ngập mặn nên được khuyến khích; Việc nuôi trồng thủy sản tự nhiên, nhân tạo nên được quy hoạch và giám sát chặt chẽ.
- Khai thác, sử dụng hành lang bảo vệ bờ biển đoạn 2: hành lang bảo vệ bờ biển đoạn này nằm trên địa bàn các xã Giao Long, Bạch Long và Giao Phong, huyện Xuân Thủy. Đoạn bờ biển này có xu thế bị xói lở rõ ràng, tuy nhiên trong những năm gần đây, bờ biển được gia cố bằng hệ thống kè và chỉnh trị bờ biển kiên cố nên hiện tượng xói lở bờ biển được ngăn chặn.


Hình 10. Bãi bồi ven biển ở xã Giao Phong

 


Hình 11. Nuôi thủy sản và làm muối ven biển ở xã Bạch Long, huyện, Xuân Thủy

Đề xuất khai thác sử dụng hành lang bảo vệ bờ biển khu vực này như sau: bảo vệ, phát triển tối đa thực vật ngập mặn ở các dải bãi bồi tự nhiên ven biển. Hạn chế các hoạt động nuôi trồng thủy sản của người dân để tạo điều kiện cho hệ thực vật ngập mặn phát triển nhằm bảo vệ bờ biển một cách tự nhiên; các khu vực kè đá nhô ra ngoài biển, vùng xen giữa các kè đá nên được trồng thực vật ngập mặn để bảo vệ bờ biển chống xói lở, và sóng biển bằng phương pháp thân thiện với môi trường; phát triển cơ sở hạ tầng ven biển để tăng cường khả năng người dân tiếp cận với biển, cụ thể là quy hoạch xây dựng hạ tầng lấy nước phục vụ nuôi trồng thủy sản va làm muối cũng như các cảng cá để có nơi cho người dân neo đậu tàu thuyền.
- Khai thác, sử dụng hành lang bảo vệ bờ biển đoạn 3: đoạn bờ biển thuộc khu du lịch thị trấn Quất Lâm được quy hoạch và được đầu tư của tỉnh Nam Định. Ở đây các hoạt động dịch vụ phát triển, cư dân sinh sống bằng hoạt động dịch vụ. Hệ sinh thái tự nhiên ven biển hầu như không còn, bờ biển được kè kiên cố bằng bê tông.


Hình 12. Đoạn bờ biển thuộc thị trấn Quất Lâm

Đề xuất khai thác sử dụng hành lang bảo vệ bờ biển: hình 12 thể hiện bờ biển khu du lịch Quất lâm, có thể thấy các nhà hàng ven biển được xây chỉ cách bờ kè biển khoảng 20 m (trong khu vực hành lang bảo vệ bờ biển), đây là các công trình xây dựng cấp 4 không kiên cố dễ ảnh hưởng của bão và nước biển dâng do bão. Như vậy cơ sở hạ tầng khu vực này cần được nâng cấp và quản lý chặt trẽ để thu hút khách du lịch đồng thời đảm bảo an toàn cho cư dân và du khách.
- Khai thác, sử dụng hành lang bảo vệ bờ biển đoạn 4: Đoạn hành lang bảo vệ này khá ngăn, dài 3,5 km thuộc khu vực cửa Hạ Lan (cửa sông Sò). Sông sò tuy không lớn, tuy nhiên cũng là đường giao thông thủy quan trọng cho cư dân các xã ven biển đi ra biển thực hiện các hoạt động kinh tế của mình nên cần được duy trì tránh bồi đăp phần cửa sông tạo điều kiện thuận lợi cho sinh kế của người dân. Thực vật ngập mặn tuy có diện tích không lớn nhưng nên được duy trì để đảm bảo cho môi trường sinh thái ven biển cũng như làm tăng quá trình bồi tụ ven biển.
- Khai thác, sử dụng hành lang bảo vệ bờ biển đoạn 5: Đoạn bờ biển này thuộc địa bàn của xã hải đông và một phần của xã Hải Lý. Để khai thác sử dụng bền vững hành lang bờ biển đoạn bờ này các hoạt động sau cần được khuyến khích phát triển: Bảo vệ và phát triển thực vật ngập mặn phía ngoài đê ven biển để bảo vệ bờ biển cũng như ngăn cản sóng, gió tác động đến cư dân ven biển; Phát triển hạ tầng lấy nước biển tập trung, tạo điều kiện cho người dân lấy nước làm muối cũng như nuôi thủy sản; Phát triển hạ tầng bến đỗ tàu thuyền cho người dân đánh bắt hải sản.
Các hoạt động nuôi thủy sản ngoài đê nên bị hạn chế tránh ảnh hưởng đến thực vật ven biển. Các hoạt động lấy nước biển tự phát cũng nên được kiểm soát và cấm sau khi đầu tư cơ sở hạ tầng lấy nước đồng bộ tránh ảnh hưởng đến giao thông cũng như ảnh hưởng đến điều kiện tự nhiên của bờ biển.


Hình 13: Thực vật ven biển nên được bảo vệ và phát triển

- Khai thác, sử dụng hành lang bảo vệ bờ biển đoạn 6: Đoạn bờ này ngắn khoảng 600 m thuộc địa bàn xã Hải Lý, huyện Hải Hậu. Khu vực này có di tích lịch sử đó là nhà thờ đổ, (di tích nhà thờ duy nhất còn tồn tại ngoài đê) nên thu hút được khá đông du khách đến thăm quan. Như vậy các hoạt động khai thác sử dụng bền vững hành lang bờ biển ở đoạn này là: quy hoạch và phát triển du lịch; đầu tư hạ tầng bến đỗ tàu đánh bắt hải sản cho người dân. Các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch tự phát của người dân nên được hạn chế.


Hình 14: Bờ biển khu vực nhà thờ đổ, xã Hải Lý

- Khai thác, sử dụng hành lang bảo vệ bờ biển đoạn 7: Đoạn bờ này vẫn thuộc địa bàn của xã Hải Lý. Đây là đoạn bờ biển không áp dụng giải pháp kỹ thuật bảo vệ đường bờ thuộc tỉnh Nam Định, tuy nhiên nguy cơ xói lở bờ biển là hiện hữu. Để khai thác sử dụng bền vững hành lang bảo vệ bờ biển, việc hạn chế nuôi hải sản trên bãi bồi ngoài đê. Việc nuôi trồng thủy sản ngoài đề vừa ảnh hưởng đến sự bền vững của bờ biển, cản trở người dân tiếp cận biển đồng thời có thể gây xói lở bờ biển do các hoạt động đào đắp ao nuôi tôm của người dân.
Thay vào nuôi trồng thủy sản nên phát triển trồng cây ngập mặn để phát triển hệ sinh thai ven biển và bảo vệ bờ biển, cơ sở hạ tầng, người dân giảm tác động tiêu cực của sóng và gió biển.


Hình 15: Đoạn bờ thuộc xã Hải Lý

- Khai thác, sử dụng hành lang bảo vệ bờ biển đoạn 8: Đoạn bờ này không dải (khoảng 2 km) cũng thuộc địa bàn xa Hải Lý (hình 29), hình vẽ cho thấy phía ngoài đê là hệ thống kè kiên cố ngăn cản bờ biển khỏi xói lở, phía trong đê là các ao nuôi hải sản của người dân. Để khai thác sử dụng bền vững hành lang bờ biển này thì việc trồng cây ngập mặn ở các rãnh xen kẽ giữa kè đá nên được cân nhắc triển khai để có thể bảo vệ đê biển cũng như hệ thống kè lâu dài. Việc thiết lập cơ sở hạ tầng lấy nước biển để phục vụ người dân nuôi hải sản cũng cần được quy hoạch và thực hiện tránh ảnh hưởng đến bờ biển cũng như giao thông.


Hình 16: Khu vực bờ biển đọan 8

- Khai thác, sử dụng hành lang bảo vệ bờ biển đoạn 9: Đây là đọa hành lang bờ biển ngắn khoảng 1,8 km trên địa bàn hai xã Hải Chính và Hải Triều. Để khai thác sử dụng bền vững đoạn bờ này thì một số các giải pháp cần áp dụng như sau: bảo vệ và phát triển thực vật trên bãi biển ngoài đê đê bảo vệ đê và người dân khói tác động tiêu cực của tự nhiên; Quy hoạch và phát triển hệ thống lấy nước biển cho người dân sinh sống bằng nghề làm muối và nuôi hải sản; Quy hoạch chỗ neo đậu thuyền cho người dân khai thác hải sản ngoài khơi.


Hình 17: Đoạn bờ thuộc xã Hải Chính và Hải Triều

- Khai thác, sử dụng hành lang bảo vệ bờ biển đoạn 10: Đoạn hành lang bờ biển này dài khoảng 2,5 km thuộc xã Hải Hòa và một phần của thị trấn Quất Lâm. Khu vực này là khu vực ảnh hưởng mạnh của xói lở bờ biển, tuy nhiên bờ biển đã được kè kiên cố nên vấn đề xói lở bờ biển đã bị ngăn chặn về cơ bản. Người dân tiếp cận biển cho mục đích đánh cá và giải trí đã có khu quy hoạch neo đâu thuyền ở sông Ninh Cơ và khu du lịch Thịnh Long. Điều duy nhất cần lưu ý ở đây là việc canh tác thủy sản sát chân đê biển, điều này nên được hạn chế tránh ảnh hưởng đến đê biển cũng như tránh thiệt hại đến người dân khi có thiên tai.
- Khai thác, sử dụng hành lang bảo vệ bờ biển đoạn 11: Đoạn hành lang bờ biển này thuộc địa bàn thị trấn Thịnh Long. Khu vực này đã được quy hoạch nên các hoạt động khai thác sử dụng đã được chuẩn hóa. Duy nhật vấn đề cần khuyến cáo ở đây là cần nâng cấp độ cao đường ven biển ở đây để ngăn nước biển xâm nhập sâu vào đất liền khi triều cường.


Hình 18: Khu du lịch Thịnh Long

- Khai thác, sử dụng hành lang bảo vệ bờ biển Đoạn 12: Đoạn hành lang bờ biển này dài khoảng 2,5 km thuộc địa bản thị trấn Thịnh Long. Đoạn hành lang này là nơi đã được quy hoạch phát triển nên hiện trạng cơ sở hạ tầng về cơ bản đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững trong ngắn hạn. Tuy nhiên, bờ biển khu vực này chịu tác động mạnh của tự nhiên nên nguy cơ xói lở rất cao, gây sức ép mạnh lên các công trình chống xói lở bờ biển. Biến động đường bờ cần được theo dõi thường xuyên để đưa ra các giải pháp kịp thời ứng phó với xói lở bờ biển.
- Khai thác, sử dụng hành lang bảo vệ bờ biển Đoạn 13: Đoạn bờ này dài khoảng 3 km thuộc địa bàn xã Nghĩa Phúc huyện Nghĩa Hưng. Đoạn bờ này nằm sát cửa sông Ninh Cơ, tuy nhiên, đoạn bờ này đang chịu ảnh hưởng nặng nề của xói lở bờ biển và phải áp dụng các biện pháp công trình để chống xói lở. Các hành động nên áp dụng nhằm khải thác, sử dụng bền vững hành lang đoạn bờ biển này bao gồm: phát triển rừng ngập mặn ven biển để bảo vệ bờ biển tránh xói lở cũng như hạn chế ảnh hưởng của thiên tai đến người dân ven biển; hạn chế người dân nuôi trồng thủy sản.


Hình 19: Ảnh Đoạn bờ xã Nghĩa Phúc

- Khai thác, sử dụng hành lang bảo vệ bờ biển đoạn 14: Đoạn hành lang bảo vệ bờ biển này, thuộc bãi biển Rạng Động đã được tỉnh Nam Đinh quy hoạch thành khu du lịch biển. Đây là khu du lịch nên các hoạt động dân sinh, kinh tế đã được quy định tuân thủ theo quy định của nhà nước và của tỉnh. Điều đáng lưu ý ở đây, đoạn bờ nay thuộc khu vực có biến động xói lở mạnh trong 20 năm trở lại đây, như vậy các hoạt động nên tính đến ảnh hưởng của xói lở bờ biển. Bên cạnh đó độ cao hiện tại của đường giao thông khu vực này là thấp, khi triều cường nước biển thường xâm nhập vào sâu trong khu du lịch. Để khu du lịch có thể hoạt động bền vững mà không ảnh hưởng của triều cường và nước biển dâng thì cần phải nâng độ cao của cơ sở hạ tầng khu vực này.


Hình 20: Khu vực hành lang bờ biển khu du lịch Rạng Đông

- Khai thác, sử dụng hành lang bảo vệ bờ biển đoạn 15: Đoạn hành lang bờ biển này thuộc khu vực rừng ngập mặn huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định. Để khai thác, sử dụng bền vững hành lang bảo vệ bờ biển khu vực rừng ngập mặn Nghĩa Hưng thì các hoạt động sau cần được cân nhắc áp dụng: duy trì, phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn. Rừng ngập mặn có ý nghĩa duy trì hệ sinh thái, bảo vệ bờ biển cũng như tài sản của người dân khỏi tác hại của thiên tai; tổ chức, phát triển du lịch sinh thái một cách có quản lý trên cơ sở khu du lịch Rạng Động được quy học ở ngay kề khu vực rừng ngập mặn này. Điều này giúp người dân dịch chuyển sản xuất sang hoạt động dịch vụ và giảm sức ép sử dụng đất nuôi trồng thủy sản phục vụ cho sinh kế; việc người dân nuôi trồng hải sản ven biển nên có những quy định rõ ràng không để diện tích rừng ngập mặn bị lấn chiếm cho mục đich này; nghiêm cấm các hoạt động nạo vét khai thác cát ở bờ biển khu vực này cả ở cửa sông Đáy cũng như ngoài khơi khu vực này tránh bờ biển gia tăng xói lở.


Hình 21: Khu vực bờ biển rừng ngập mặn Nghĩa Hưng
(ảnh bên trái chụp năm 2001, ảnh bên phải chụp năm 2019)

Geolink tổng hợp từ Spaceprogram

popup

Số lượng:

Tổng tiền: