Tin tức

Bản đồ số kết hợp Trí tuệ nhân tạo và Dữ liệu lớn góp phần xây dựng giao thông thông minh tại Việt Nam

06/07/2021 GeoLink Thu Giang 0 Nhận xét

Tiềm năng phát triển của giao thông thông minh trên thế giới và thực trạng tại Việt Nam

Theo Market Info Group, từ nay cho đến năm 2029 thị trường giao thông thông minh sẽ có mức tăng trưởng trung bình hàng năm là 29,33% với giá trị toàn ngành tăng từ 421,32 tỷ USD vào năm 2020 lên mức 3.296,71 tỷ USD vào năm 2029. Đây là những con số cho thấy tiềm năng phát triển của lĩnh vực giao thông thông minh.

Trên thế giới, hệ thống giao thông thông minh đã được đưa vào thử nghiệm và sử dụng tại các quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc – nơi các phương tiện giao thông được cài đặt hệ thống định vị (GPS) và luôn được theo dõi bởi chủ doanh nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước.

Trong khi đó ở Việt Nam, GPS và các ứng dụng giao thông khác chủ yếu được triển khai trong việc định vị, tìm đường ngắn nhất, hướng dẫn lộ trình báo đường cấm, đường một chiều. Nguyên nhânc các giải pháp định vị, quản lý (giám sát) xe chuyên nghiệp chưa được các doanh nghiệp giao thông vận tải (GTVT) chuyên chở hàng hóa/hành khách, dịch vụ taxi, cho thuê xe tự lái… thực hiện, là do quen với phương thức vận hành mang tính chất thủ công, e ngại chi phí đầu tư cao, chưa tìm được các giải pháp tối ưu hóa phù hợp cho đặc thù từng doanh nghiệp.

Giải pháp dựa trên nền tảng Bản đồ số ứng dụng AI và BigData trong quản lý, kinh doanh vận tải

Smart Mobility ứng dụng công nghệ AI và BigData đã ra đời hỗ trợ việc xây dựng hệ thống giao thông thông minh tại các đô thị Việt Nam. Đây là một gói các giải pháp giúp doanh nghiệp, đơn vị quản lý, kinh doanh vận tải nâng cấp khả năng quản trị của mình đối với các phương tiện di chuyển theo hướng tự động hóa, tiết kiệm thời gian, nhân sự và nâng cao hiệu quả hoạt động, nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp.

Giải pháp được xây dựng trên nền tảng công nghệ lõi về bản đồ, các thuật toán định vị và điều hướng, các thiết bị IoT thông minh và đưa vào ứng dụng, các doanh nghiệp GTVT, đơn vị quản lý phương tiện có thể kiểm soát nhân sự, tài sản theo thời gian thực (real-time) thông qua hệ thống định vị (bGPS); điều hướng, gợi ý lộ trình ngắn nhất, thuận lợi nhất cho phương tiện (bSmartNavigation); hệ thống sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn (BigData) để tính toán thời gian xe đến đích theo thời gian thực (bSmartETA).

Smart Mobility cũng bao gồm ứng dụng được tích hợp cho điện thoại (mobile app) và website (website app), thuận lợi cho người dùng có thể tiếp cận các thông tin, kết nối với cơ quan quản lý, doanh nghiệp và theo dõi lộ trình di chuyển của phương tiện nhanh chóng, chính xác. 

Các thuật toán của Smart City có khả năng phân chia lộ trình hợp lý cho một lượng lớn các phương tiện và dựa vào thuật toán tìm đường để tối ưu hóa lộ trình cho người dùng. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics, đây có thể là một gói giải pháp có chi phí hợp lý, giúp tối ưu hóa khả năng quản lý-quản trị với số lượng nhân sự ít nhất và không mất thời gian, công sức, chi phí để xây dựng hệ thống quản lý đội xe cho doanh nghiệp.

Nhiều Tổ chức, Doanh nghiệp lớn lựa chọn giải pháp Smart Mobility

Chính quyền thành phố Đà Nẵng ứng dụng công nghệ mới để phát triển hệ thống giám sát, quản lý các xe công bao gồm lực lượng xe cứu thương, lực lượng xe cứu hỏa, xe đổ rác cũng như các cơ sở vật chất liên quan như thùng rác công cộng, mạng lưới trụ nước cứu hỏa thành phố… Hệ thống này hỗ trợ các đơn vị chức năng của Thành phố Đà Nẵng theo dõi thường xuyên thông tin về hệ thống các đơn vị xe của lực lượng y tế và cứu hỏa (theo biển số xe, tình trạng hoạt động, vị trí, tốc độ theo thời gian thực…), cập nhật đến người dân những thông tin tương tự để cùng theo dõi hoạt động của các lực lượng trên cũng như tiếp nhận các thông tin từ người dân về mạng lưới các tài sản công cộng (trụ nước cứu hỏa…) và vị trí các sự cố trên địa bàn thành phố, từ đó đưa ra được những quyết định chính xác và kịp thời.

Lựa chọn giải pháp giao thông thông minh, VinBus (Tập đoàn Vingroup) xây dựng hệ thống vận hành cho xe buýt điện nội thành thông qua phát triển hệ thống webcore để quản lý và hiển thị các dữ liệu về hệ thống xe buýt. Nhờ đó, VinBus có thể quản lý các tuyến đường, trạm dừng, khai thác các thông tin về dữ liệu xe buýt, vị trí và vận tốc của xe theo thời gian thực. Ở chiều ngược lại, hành khách có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin về các tuyến xe buýt, vị trí và thời gian xe di chuyển dự kiến đến các điểm dừng và bến đỗ, từ đó có thể chủ động hơn trong quá trình di chuyển thông qua các ứng dụng trên điện thoại và website.

Để thúc đẩy nền kinh tế phát triển thì cần phải có một nền tảng GTVT mạnh mẽ, chịu được mọi thách thức. Các doanh nghiệp vận tải, do đó cần sớm áp dụng các sản phẩm, ứng dụng KHCN để tận dụng tối đa các nguồn lực của mình, đồng thời, giảm thiểu chi phí, công sức quản lý, cũng như tối ưu hiệu quả hoạt động, nâng cao chất lượng của doanh nghiệp.

Geolink tổng hợp từ Phenikaa

Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

popup

Số lượng:

Tổng tiền: