Tin tức

BÀI TOÁN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC GIS CHẤT LƯỢNG CAO

01/07/2021 GeoLink Thu Giang 0 Nhận xét

Hội thảo khoa học GIS toàn quốc là diễn đàn thường niên để các nhà khoa học trao đổi và chia sẻ các kết quả nghiên cứu cơ bản và ứng dụng GIS, hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu (GNSS), công nghệ viễn thám (RS) trong lĩnh vực quản lý tài nguyên, môi trường và đô thị. Với chủ đề “GIS cho đô thị thông minh hướng tới phát triển bền vững” 2020, các nhà khoa học, diễn giả đã đề xuất bài toán phất triển nguồn nhân lực chất lượng cao cũng như các hướng nghiên cứu, hợp tác và phát triển các công nghệ này trong thời gian tới.

Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam cần tạo đột phá trong khái phá dữ liệu và ứng dụng trí thuệ nhân tạo để triển khai Chiến lược ứng dụng công nghệ vũ trụ Việt Nam, hình thành những giải pháp hiệu quả trong quản lý thông minh trên nền tảng cơ sở hạ tầng dữ liệu không gian của từng đô thị. Đặc biệt, công nghệ vũ trụ, công nghệ bay không người lái sẽ là công nghệ tiềm năng trong thành lập bản đồ tỷ lệ lớn và tạo dữ liệu 3D cho đô thị thông minh. Ngoài ra, cần phân tích đánh giá theo từng kịch bản biến đổi khí hậu nhằm hạn chế tác động của thiên tai, góp phần nâng cao chất lượng sống và hình thành xã hội thông minh.

Trong thời gian tới, theo GS. Mai Trọng Nhuận, Nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, để đáp ứng kịp nhu cầu phát triển, đặc biệt là việc xây dựng chuỗi đô thị thông minh tại Việt Nam, chúng ta cần nâng cao việc thay đổi nhận thức về GIS, viễn thám theo hướng đa ngành, liên ngành, xuyên ngành, đa ứng dụng

GS. Mai Trọng Nhuận nhấn mạnh: “Chúng ta cần tạo ra sản phẩm độc đáo, giá trị ứng dụng cao trong phát triển đô thị thông minh theo hướng bền vững, carbon thấp, chống chịu cao; thích ứng với biến đổi khí hậu, quản lý rủi ro và giảm nhẹ thiên tai; sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học…”

Việt Nam cần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thông minh, nhạy cảm, đam mê với phát triển và ứng dụng tích hợp GIS, viễn thám. Để làm được điều này cần kết hợp hiệu quả nhanh, gọn giữa “ba nhà”: Khoa học công nghệ - Nhà nước – Doanh nghiệp theo mô hình technopolis…

GS. TS Lê Văn Trung cũng cho rằng: Đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ phải là xu thế liên ngành, không thể đứng riêng lẻ, từng khoa, từng bộ môn mà có thể triển khai được yêu cầu đặt ra đối với đô thị thông minh, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay. Vì vậy, các chương trình đào tạo trong các cơ sở đào tạo cần thiết 2 năm cập nhật một lần để tiếp cận công nghệ mới và hình thành giải pháp mới.

Cũng tại Hội thảo, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa, PGS. TS Phạm Danh Thảo chia sẻ: TP.HCM với vai trò đầu tầu kinh tế của cả nước đã và đang không ngừng đẩy mạnh hoạt động phát triển khoa học ứng dụng, tối ưu hóa nguồn lực để ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội bền vững, hướng tới đô thị thông minh. Trong bối cảnh đó, Trường Đại học Bách khoa đã đẩy mạnh các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, ứng dụng công nghệ mới trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Cụ thể, Trường đã tập trung nghiên cứu, đào taọ công nghệ GIS, viễn thám kết hợp với điện toán đám mây, khai phá dữ liệu lớn, internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo…

Geolink tổng hợp từ Báo TNMT

Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

popup

Số lượng:

Tổng tiền: